VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ HUẤN LUYỆN CẤP CỨU NGOẠI VIỆN 115
PRE-HOSPITAL EMERGENCY RESEARCH AND TRAINING INSTITUTE 115
(PHERTI)
0904.883.115
0904.883.115

TỔNG QUAN NGUYÊN LÝ VÀ THỰC HÀNH SƠ CẤP CỨU NGOÀI BỆNH VIỆN

Thạc sĩ Bác sĩ Đỗ Ngọc Chánh



Kết nối cộng đồng vì mục tiêu  “Tăng cường năng lực chăm sóc bệnh nặng – chấn thương trước viện”!

Khuyến cáo
Quí Anh Em thân mến “Thông tin Y học thay đổi liên tục và do đó chúng ta phải cập nhật. Không nên coi thông tin hiện tại như vậy là đầy đủ. Hướng dẫn Chúng Tôi đưa ra không nhằm thay thế cho các phác đồ điều trị chuyên nghiệp. Đặc biệt với Anh Em không chuyên ngành Y tế, không nên sử dụng như là một phương pháp thay thế cho việc đi khám bệnh, gọi điện thoại nhận tư vấn hoặc lời khuyên từ thầy thuốc hoặc đơn vị chăm sóc sức khỏe tại địa phương”.
Thạc sĩ Bác sĩ Đỗ Ngọc Chánh

PHẦN 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN  SƠ CẤP CỨU NGOÀI BỆNH VIỆN
Tính bền vững của chương trình thể hiện qua Tính cấp thiết + Tính khả thi + Xác lập các mục tiêu + Phương pháp tiến hành + Xác lập thời gian.
Phần 1 này đề cập đến việc thu thập các chứng cứ thông qua các nghiên cứu và các mô hình đã chứng minh có hiệu quả, lồng ghép bối cảnh tại địa phương. Đưa ra chuỗi các hành động.

I. Phương pháp xây dựng tài liệu hướng dẫn dựa trên bằng chứng

+ Thu thập tài liệu hướng dẫn và các nghiên cứu khoa học có liên quan đến lĩnh vực Sơ cấp cứu.
+ Nguồn lực tại chỗ sẵn có bao gồm Chuyên viên cấp cứu trước viện - 115, Tình nguyện viên Sơ cứu cộng đồng, Hội Chữ thập đỏ, Nhân viên Y tế tuyến đầu...
+ Kinh nghiệm thực tế, năng lực của các chuyên gia tham gia công tác Cấp cứu – Sơ cấp cứu tại hiện trường.
+ Tất cả được lồng ghép theo trình tự một cách có hệ thống để đưa ra các kiến nghị.

II. Công cụ phân tích
1. Công thức Utstein về sinh tồn được xử dụng làm công cụ phân tích để vạch ra điểm mạnh và điểm yếu trong các phương pháp tiếp cận một cách có hệ thống để cải thiện kết quả của bệnh nhân mắc bệnh nặng – chấn thương ngoài bệnh viện.



2. Chuỗi các hành vi sinh tồn
Chuỗi hành vi tồn được thu thập là AHA 2015, Quy trình Sơ cấp cứu và Hồi sức quốc tế 2016 và Star of life.
Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ - 2015 (American Heart Association - AHA)
* Đã được khuyến nghị để xác định những quá trình chăm sóc khác biệt đối với bệnh nhân đã từng bị ngưng tim trong bệnh viện so với bối cảnh ngoài bệnh viện.
* Bệnh nhân bị OHCA (out-of-hospital cardiac arrests, ngưng tim ngoài bệnh viện) phụ thuộc vào sự hỗ trợ của cộng đồng. Những người không chuyên phải nhận biết tình trạng ngưng tim, kêu gọi trợ giúp và bắt đầu CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh Tim phổi) và khử rung tim (khử rung tiếp cận đại chúng [PAD]) cho đến khi một nhóm những người thực hiện EMS (emergency medical service, dịch vụ cấp cứu y tế) được đào tạo chuyên nghiệp chịu trách nhiệm và sau đó vận chuyển bệnh nhân đến phòng cấp cứu. Cuối cùng bệnh nhân được chuyển đến đơn vị chăm sóc tích cực để được tiếp tục chăm sóc.
* Ngược lại, bệnh nhân bị IHCA (in-hospital cardiac arrests; ngừng tim trong bệnh viện) phụ thuộc vào hệ thống giám sát phù hợp (ví dụ: hệ thống phản ứng nhanh hoặc cảnh báo sớm) để phòng tránh ngưng tim . Nếu xảy ra ngưng tim, bệnh nhân phụ thuộc vào tương tác suôn sẻ giữa các phòng ban và dịch vụ khác nhau của viện và một nhóm liên ngành những người thực hiện chuyên nghệp, bao gồm bác sĩ, y tá, nhà trị liệu hô hấp và những người khác.

                                 Quy trình Sơ cấp cứu và Hồi sức quốc tế 2016

Lĩnh vực thứ nhất bao gồm phòng ngừa và chuẩn bị sẵn sàng. Lĩnh vực thứ hai tập trung vào nhận biết sớm các mối nguy hại trong môi trường xung quanh và với những người bệnh hoặc bị thương. Lĩnh vực thứ ba của ứng phó gồm hai hành động có thể thực hiện cùng lúc, đó là thực hiện sơ cứu và/hoặc gọi sự trợ giúp, tùy thuộc vào số lượng sơ cứu viên và nguồn lực. Lĩnh vực
cuối cùng trong chuỗi hành động là phục hồi, mà có thể được thực hiện khi có hoặc không có sự chăm sóc tích cực. 

                                        Star of life trong cấp cứu trước viện

Tại Việt Nam: Qui chế Cấp cứu ngoại viện của Việt Nam theo Quyết định số: 01/2008/QĐ-BYT ngày 21/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế (trích Điều 3 và 4)

Điều 3. Quy định hệ thống tổ chức cấp cứu ngoài bệnh viện
1. Tại tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm cấp cứu ngoài bệnh viện (sau đây gọi là Trung tâm Cấp cứu 115). Trung tâm này là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Y tế. Đối với các địa phương chưa có điều kiện thành lập trung tâm Cấp cứu 115, trước mắt thành lập tổ Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh.
2. Bệnh viện tuyến quận, huyện, thị xã, phải thành lập tổ Cấp cứu ngoài bệnh viện (tổ cấp cứu 115).
Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ
Trung tâm cấp cứu 115, tổ Cấp cứu ngoài bệnh viện có các nhiệm vụ sau:
1. Cấp cứu người bệnh tại cộng đồng và vận chuyển người bệnh cấp cứu đến bệnh viện để tiếp tục điều trị.
2. Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế và các quy định khác của pháp luật.
3. Tổ chức đào tạo và tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và tập huấn chuyên môn kỹ thuật về cấp cứu ngoài bệnh viện cho cán bộ y tế.
4. Trung tâm cấp cứu 115 tham mưu cho Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Lồng ghép từ các khuyến cáo và bối cảnh địa phương. Để Cải thiện sống còn và giảm thiểu các di chứng cần đưa ra phương pháp DỰ PHÒNG và CHUỖI HÀNH ĐỘNG gồm 06 bước cơ bản.

III. Xác định mục tiêu đầu ra
Học viên tham gia khóa học sẽ đạt được
+ Về kiến thức: Hiểu được giá trị tích cực trong sơ cứu ban đầu/ tại hiện trường. Sự sống còn phụ thuộc phần lớn vào hành động của người chứng kiến. Giúp đỡ cho người bị nạn trong an toàn cho bản thân và người bị nạn.
+ Về kỉ năng: Nhận diện các hiểm họa có khả năng gây tai nạn thương tích. Có khả năng phát hiện các dấu hiệu nguy kịch đe dọa tính mạng, và các dấu hiệu cần sơ cứu khác. Đưa ra quyết định phù hợp về cách thức Tiếp cận và Xử lý sơ cứu ban đầu theo trình tự một cách hệ thống.
+ Về hành vi: Rèn luyện tác phong tích cực trong khi xử trí những tình huống cấp cứu thường gặp. Tinh thần “Tình nguyện viên”.
+ Năng lực chỉ huy: Mỗi học viên sẽ là người dẫn dắt nguồn lực tại chỗ khi xử lý trường hợp tai nạn thương tích.
Khi Anh Em đọc tài liệu và đã ghi nhớ các hướng dẫn. Đó là kiến thức mà Anh Em có, “Kiến thức sẽ bán hủy trong khoảng 3 tháng” nếu Anh Em không thực hành. Vì vậy Chúng Tôi thành lập trang Web để cung cấp thông tin, Anh Em sử dụng và có thể chia xẻ cho Anh Em của mình.
Anh Em thực hiện kỷ thuật Sơ Cấp Cứu chính xác, khi Anh Em được huấn luyện dưới sự chỉ dẫn bỡi các “Chuyên Gia đích thực”. Anh Em đã đạt được kỷ năng, “Kỹ năng sẽ bán hủy trong khoảng 1-2 năm” nếu Anh Em không thực hành. Chúng Tôi sẽ xây dựng tình huống Video đưa vào Web để Anh Em theo dõi và thời gian bán hủy sẽ kéo dài hơn. Tuy nhiên Anh Em cần huấn luyện lại trên mô hình trong ít nhất 2 năm/ lần.

PHẦN 2 : GÁNH NẶNG TOÀN CẦU VỀ TỈ LỆ TỬ VONG TRƯỚC VIỆN
Đề cập đến các nguyên nhân, số liệu mô hình bệnh cấp cứu và chấn thương.
Tai nạn thương tích, bệnh nhân mắc bệnh nặng và bài toán giải pháp tăng cường năng lực chăm sóc trước viện, vai trò và tầm quan trọng của sơ cấp cứu ban đầu.
Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật ở độ tuổi lao động. Tại Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm có khoảng 300.000 trường hợp tai nạn thương tích, hàng ngàn trường hợp tử vong, hoặc để lại di chứng nặng nề. Đa số nạn nhân đã không được sơ cứu, hoặc chuyển viện không an toàn. Tại Việt Nam, trung bình hàng năm có khoảng 900.000 trường hợp mắc tai nạn thương tích. Trong đó có trên 34.000 người tử vong, chiếm 11 – 12% tổng số tử vong toàn quốc. Đứng đầu là tử vong do tai nạn giao thông với trung bình trên 15.000 người tử vong/năm, tiếp sau là đuối nước với trung bình 6.000 người tử vong/năm, trong đó trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi chiếm trên 50%. Đuối nước cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em. Ngoài ra, các nguyên nhân gây tai nạn thương tích khác như tai nạn lao động, tự tử, bỏng, ngộ độc, té ngã, bạo lực … vẫn phố biến trong cộng đồng. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có hơn 5 triệu người tử vong và 10 triệu người tàn tật do tai nạn thương tích (2012).
Một điều lưu ý là, tai nạn thương tích không chỉ xảy ra do tai nạn giao thông mà phần lớn là trong sinh hoạt, trong dân cư, tại nhà, tại nơi công sở… Nơi mà bệnh nhân/ nạn nhân đến đầu tiên và gần nhất có lẽ là các Phòng Y tế cơ quan, Trạm Y tế, Phòng khám đa khoa, mạng lưới này gần như phủ khắp toàn quốc.
Nguyên nhân thường gặp trong tai nạn thương tích thường gặp:
+ Tai nạn giao thông
+ Té ngã
+ Tai nạn lao động
+ Bạo lực ( gia đình, xã hội )
+ Bỏng
+ Ngộ độc
+ Tự tử
+ Súc vật, động vật: cắn, đốt, húc
+ Đuối nước
+ Khác (Sét đánh, Hít sặc, Điện giật.. )
Phần lớn những trường hợp tử vong trong giờ đầu sau thương tích là do hậu quả của việc tắc nghẽn đường thở suy hô hấp và chảy máu ngoài... Những giây phút đầu tiên là thời gian vàng cho việc thực hiện các biện pháp sơ cứu có hiệu quả như bất động cột sống cổ, khai thông đường thở, ép tim thổi ngạt hay chèn ép trực tiếp vào vết thương để tránh chảy máu... và những người chứng kiến càng nhanh chóng thực hiện thao tác này thì xác suất sống còn càng tăng lên nhiều.
Song song là trường hợp bệnh tật, bệnh cấp tính đe doạ tính mạng dẫn đến ngưng tim ngưng thở đã không được sơ cứu đúng cách, bệnh nhân được đưa đi tự túc hoặc được vận chuyển bởi xe cứu thương nhưng chưa đủ tính an toàn trong cấp cứu, nên khi vào bệnh viện bệnh nhân đã tử vong.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu được hồi sinh tim phổi ngay và khử rung tim trước 5 phút thì tỷ lệ sống của bệnh nhân tăng lên gấp 2 đến 3 lần. Nếu nhóm cấp cứu được huấn luyện tốt, trang bị và tổ chức hợp lý thì tỷ lệ cứu sống còn của bệnh nhân ngưng tim đột ngột tại hiện trường có thể lên đến 49 - 75% các trường hợp.
Nguyên cứu của ThS. Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự của 5 trường Đại học Y Khoa Việt Nam cùng với Trường Sức khỏe dân số, Đại học Queensland, Úc. Thực hiện tại 192 xã của 16 tỉnh thành đại diện cho 5 vùng kinh tế-xã hội của Việt Nam là Thái Nguyên, Hòa Bình, Sơn La, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Bình Định, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kiên Giang. Danh sách những trường hợp tử vong trong khoảng thời gian 01/01/2008 đến 31/12/2008.

Trần Thị Ngọc Lan, Cục Trưởng – Cục Quản lý môi trường y tế Việt Nam và cộng sự. Trong Nghiên cứu thực trạng tai nạn giao thông tại Việt Nam. “Kết quả nghiên cứu cho thấy: trung bình một năm từ 2005-2009, toàn quốc có 12.864 trường hợp tử vong do TNGT, chiếm 44,54% so với tổng số tai nạn thương tích.Tỷ suất tử vong trung bình do TNGT là 18,93/100.000 dân. Tử vong do TNGT cao gấp 2,4 lần so với đuối nước và ngộ độc, gấp 5 lần so với tự tử; tai nạn lao động và các loại tai nạn khác. Nhóm tuổi 20-59 là nhóm tuổi tử vong do TNGT cao nhất với 10.917 trường hợp (tương đương khoảng 27 người/100.000 dân), tiếp theo là nhóm trên 60 tuổi, nhóm từ 15-19, nhóm từ 5-14 và thấp nhất là nhóm từ 0-4 tuổi. Vùng Đông Nam Bộ có tổng số tử vong do tai nạn giao thông cao nhất với 2739 trường hợp/năm, đứng thứ hai là vùng Đồng bằng sông Hồng với 2488 trường hợp/năm. Hà Nội là địa phương có tổng số tử vong do TNGT cao nhất với trung bình 898 trường hợp/năm, tiếp theo là TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai. Đối với trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi, TNGT là nguyên nhân tử vong thứ 2 sau đuối nước với trung bình 1867 trường hợp một năm, chiếm tỷ lệ khoảng 24% - 26% tổng số trẻ tử vong do tai nạn thương tích”. (Trích dẫn).
Từ các mô tả về mô hình bệnh lý cấp tính và chấn thương nêu trên. Chúng tôi đề xuất từng chủ đề để huấn luyện nhằm mục tiêu “Nhắm trúng đích”. (Xem chương trình huấn luyện).

Phần 3 : TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU
Để thực hiện tốt lĩnh vực Sơ cấp cứu ban đầu tại hiện trường đối với tình nguyện viên sơ cứu cộng đồng hoặc nhân viên y tế tại cơ sở y tế ban đầu, hổ trợ người bệnh qua cơ nguy kịch. Người làm công tác sơ cấp cứu có 3 đặc trưng cần được xem là nền tảng.
1.1. Về Khoa học: Hiểu giá trị sơ cấp cứu. Có khả năng đánh giá an toàn hiện trường, an toàn bản thân, an toàn nạn nhân. Có khả năng kêu gọi sự trợ giúp và chỉ huy làm việc nhóm. Có khả năng sơ cấp cứu ban đầu một cách hệ thống khi gặp tình huống cấp cứu đe dọa tính mạng. Vận chuyển an toàn đến cơ sở y tế tuyến trên phù hợp. Đối với nhân viên Y tế tại các cơ sở y tế ban đầu hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa sâu không chuyên cấp cứu, ngoài những vấn đề nêu trên họ cần có khả năng nhận diện và xử lý các dấu hiệu bệnh lý cấp cứu bằng các phương tiện trang thiết bị và thuốc cấp cứu theo qui định của ngành.


1.2. Về Bối cảnh: Quan sát đánh giá hiện trường, tình trạng cá nhân của người bị nạn/ bệnh nhân, gia đình của họ, cộng đồng xung quanh. Văn hóa của người bệnh và cộng đồng. Qui định của luật pháp về hổ trợ cho người bị nạn. Qui định của luật pháp về cấp cứu lưu động (còn gọi là cấp cứu 115), sự triển khai hoạt động này tại địa phương.
1.3. Về Thái độ - quan điểm: Dựa trên khả năng chuyên môn, các giá trị và y đức của tình nguyện viên, của nhân viên y tế bác sĩ/ y sĩ/ điều dưỡng... làm sao cho phù hợp với bối cảnh.

Phần 4 : PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ DUY TRÌ CHƯƠNG TRÌNH

* Thông điệp: Kết nối cộng đồng vì mục tiêu “Tăng cường năng lực chăm sóc bệnh nặng – chấn thương trước viện”!

* Hình ảnh nhận diện:
* Lấy gia đình làm trọng tâm:  Ít nhất 01 người trong gia đình được đào tạo sơ cứu
* Lấy người học làm trung tâm dạy và học:  Học viên là chủ thể của quá trình học tập
* Diễn tập và dựa vào kịch bản: Tình huống mô phỏng- bảng kiểm
* Phương pháp kể chuyện:  Từ câu chuyện của Học viên
* Cung cấp kiến thức:  Dễ nhớ
* Huấn luyện kỷ năng:  Cầm tay chỉ việc
*Tạo ra bối cảnh phù hợp:  Thực tiễn
* Xác định và tìm hiểu những rào cản. Cách thức để phá bỏ rào cản phù hợp:  Bối cảnh, luật pháp, kiến thức, kỷ năng…
* Kỷ năng và Ý chí:  Tinh thần tương hổ; Tinh thần tình nguyện
* Lồng ghép Trực tuyến và Trực tiếp (Online, Offline, Website: socuucongdong115.com) Liên tục và khuyến khích
* Sử dụng điện thoại trong khóa tập huấn:

Hướng tới 

Kết nối cộng đồng vì mục tiêu
“Tăng cường năng lực chăm sóc bệnh nặng – chấn thương trước viện”!

A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: Undefined variable: root_cat

Filename: content/hoidapbenphai.php

Line Number: 11

Nếu có thắc mắc gì cần hỗ trợ, bạn vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi Câu Hỏi

Tin mới nhất

CHĂM SÓC HỘI CHỨNG HẬU COVID

Thạc sĩ Bác sỹ Đỗ Ngọc Chánh